CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC NỘI THẤT VÀ XÂY DỰNG PENVIET
Giỏ hàng -
HCM:(+84)0946.941.299 HN:(+84)0915.739.855
Select language

Gỗ MDF là gì? Tìm hiểu chi tiết đặc điểm và tính chất của loại gỗ này

Bạn có thể bắt gặp rất nhiều sản phẩm nội thất cũng như công trình với chất liệu gỗ MDF. Vậy gỗ MDF là gì? Những đặc điểm và tính chất nào quan trọng khiến chất liệu này được ưa chuộng? Bạn sẽ có câu trả lời qua những chia sẻ dưới đây của Nội thất Penviet.

Mục lục (Ẩn / Hiện)

Được biết đến là một loại gỗ công nghiệp phổ biến, gỗ MDF thực sự đã hỗ trợ rất nhiều cho lĩnh vực thiết kế và thi công nội thất. Những không gian sử dụng chất liệu gỗ này khá hiện đại, trang trọng và có tuổi thọ tương đối cao. Ngoài ra, còn rất nhiều ưu điểm về gỗ MDF mà bạn có thể khám phá ngay bây giờ.

Gỗ MDF là gì?

MDF là viết tắt của Medium density fiberboard – nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Tên gọi này được dùng chung cho không chỉ một mà là ba loại ván ép bột sợi với độ nén cao và tỷ trọng trung bình. Bạn có thể nhận biết loại gỗ này qua mặt cắt. Một tấm ván gỗ MDF có bề mặt khá mịn, không có dăm gỗ, sờ vào hơi nhám nhưng rất an toàn.

Gỗ MDF là các loại bột gỗ trộn với các vật liệu ép thành miếng

Gỗ MDF là các loại bột gỗ trộn với các vật liệu ép thành miếng

Cấu tạo của một tấm gỗ MDF bao gồm các nguyên liệu như bột sợi gỗ, chất kết dính, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), paraffin wax và bột độn vô cơ. Trong đó, bột gỗ được sử dụng các loại gỗ rừng như bạch đàn, keo, cao su,… Sau khi khai thác, gỗ sẽ được cắt xẻ và cho vào máy nghiền để xay thành bột mịn. 

Quy trình sản xuất gỗ MDF

Để hiểu hơn gỗ MDF là gì thì bạn cần phải biết quy trình sản xuất ra loại gỗ này. Có hai quy trình cơ bản được sử dụng khi sản xuất gỗ MDF là quy trình khô và quy trình ướt.

- Quy trình khô: Người ta sử dụng bột gỗ khô và trộn keo cũng như phụ gia cùng bột gỗ này trong máy trộn và mang sấy sơ bộ. Sau đó, hỗn hợp sẽ được trải ra bằng máy móc thiết bị chuyên dụng, cào thành 2 – 3 tầng. Các tầng của gỗ được chuyển sang máy ép gia nhiệt và thực hiện ép nhiều lần cho từng lớp riêng biệt và cuối cùng là ép cả 3 lớp lại với nhau. Trong quy trình này, nhiệt độ sẽ được thiết lập sao cho hơi nước trong gỗ sẽ bay hơi dần và chất keo sẽ cứng lại. Bước cuối cùng, người ta mang ván đã được ép ra để cắt gọt, chà nhám và hoàn thành.

- Quy trình ướt: Cũng tương tự như trên, người ta sẽ trộn keo, hóa chất chuyên dụng và bột gỗ và ép sấy. Tuy nhiên, trong quá trình trộn, bột gỗ sẽ được làm ướt bằng nước cho vón thành dạng vẩy. Sau đó, bột gỗ được trộn hóa chất sẽ được cào rải ra và ép. Gỗ được ép nhiệt và cán hơi ở nhiệt độ cao nhằm làm cho nước rút ra. Cuối cùng là cắt biên, chà nhám.

Phân loại gỗ MDF như thế nào?

Biết được cấu tạo gỗ MDF là gì vẫn chưa đủ, bạn sẽ cần phải hiểu phân loại của chất liệu này để có thể ứng dụng chính xác nhất. Theo đặc tính của từng loại, người ta chia gỗ công nghiệp MDF thành ba loại là gỗ MDF thường, gỗ MDF chống ẩm và gỗ MDF chống cháy.

Gỗ MDF thường

Gỗ MDF thường sử dụng keo UF (urea formaldehyde) và bột gỗ được tẩm sấy và ép để cho ra cốt ván MDF. Loại gỗ này dễ gia công nhưng ít có khả năng chống mối mọt hay ẩm mốc. Gỗ cũng dễ bị nứt cũng như bong bóc lớp phủ khiến cho sản phẩm mất thẩm mỹ. Gỗ không chịu được nhiệt độ cao nên chỉ dùng được trong những không gian thoáng mát.

Gỗ MDF có nhiều loại

Gỗ MDF có nhiều loại

Gỗ MDF chống ẩm

Khác với gỗ MDF thường, gỗ MDF chống ẩm sử dụng keo PMDI (Polymeric Diphenylmethane Diisocyanate), keo MUF (melamine urea formaldehyde) hoặc nhựa Phenolic để kết dính bột gỗ và phụ gia. Để phân biệt với ván gỗ MDF thường thì các nhà sản xuất thường dùng thêm chất màu xanh để trộn cùng lõi gỗ. 

Kích thước của gỗ MDF chống ẩm khá đa dạng với độ dày thay đổi từ 2.5mm; 5.5mm; 6mm; 7mm; 8mm; 12mm; 15mm; 17mm; 18mm đến 22mm. Chiều dài rộng của ván gỗ phổ biến là: 1220mm x 2440mm, 1220mm x 3050mm, 1830mm x 3660mm.

Gỗ MDF chống cháy

Nếu bạn hiểu bản chất gỗ MDF là gì thì cũng biết rằng gỗ MDF chống cháy thực chất vẫn là gỗ và vẫn có khả năng cháy. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là gỗ MDF chống cháy được sản xuất với các chất phụ gia, keo và bột gỗ nhưng sẽ có thêm xi măng, thạch cao để tăng tính chất chống cháy cho sản phẩm. Gỗ được sản xuất với thời gian bắt lửa lâu hơn và cũng không tạo ngọn lửa lớn khi cháy như hai loại ở trên.

Ngoài ra, người ta còn phân loại gỗ MDF theo lớp phủ bề mặt.Một tấm ván gỗ MDF khi đưa vào sản xuất nội thất không chỉ có cốt gỗ mà còn có lớp phủ bảo vệ bên ngoài. Các chất liệu lớp phủ bao gồm melamine, laminate, acrylic, veneer, sơn bệt. 

Trong đó, gỗ MDF melamine có cấu tạo 3 lớp và có tính chống mối mọt, chống ẩm tốt, màu sắc đa dạng, thậm chí có thể giả vân gỗ tự nhiên. Gỗ MDF laminate có lớp phủ tương tự melamine rất thân thiện với môi trường và sức khỏe con người. Màu sắc lớp phủ laminate phong phú và chống thấm nước, chống va đập, hạn chế trầy xước tốt.

Gỗ MDF acrylic

Gỗ MDF acrylic

Gỗ MDF veneer có một lớp gỗ tự nhiên mỏng phủ lên cốt ván ép có vẻ đẹp y như gỗ tự nhiên và khả năng chống mối mọt. Gỗ MDF phủ acrylic có nhiều ưu điểm như màu sắc đẹp, hiện đại cùng hiệu ứng phong phú. Cuối cùng là bề mặt sơn bệt được sơn bên ngoài cốt gỗ MDF với màu sắc đa dạng, dễ dàng thi công và chống thấm hiệu quả.

Ưu và nhược điểm của gỗ MDF

Hiểu tính chất và cấu tạo gỗ MDF là gì thì sau đây chính là ưu và nhược điểm của loại chất liệu này. Bạn cần phải biết rõ để có thể ứng dụng gỗ tốt nhất theo mục đích của mình.

Ưu điểm

- Gỗ MDF ít bị cong vênh hay mối mọt. Nhờ được xử lý và trộn hóa chất chuyên dụng nên cốt gỗ MDF có thể chống lại được sự tấn công của côn trùng cũng như sử dụng được trong nhiều điều kiện thời tiết.

- Bề mặt gỗ MDF phẳng, mịn, dễ dàng gia công. Hơn thế, nhờ cốt gỗ phẳng nên việc dán các lớp phủ melamine, laminate,… cũng rất nhanh chóng và dễ dàng.

- Màu sắc của gỗ MDF được quyết định bởi lớp phủ. Bạn có thể lựa chọn được những màu đơn sắc hoặc giả vân gỗ đa dạng hơn so với gỗ tự nhiên.

- Giá cả gỗ MDF khá rẻ và phù hợp với kinh tế của các gia đình. 

- Độ bền của các sản phẩm làm từ gỗ MDF tương đối cao. 

Nhược điểm

- Với gỗ MDF thường thì khả năng chống nước kém

- Gỗ không thể chạm khắc hoa văn như gỗ tự nhiên.

- Nếu muốn có độ dày thì phải ghép nhiều tấm ván gỗ lại với nhau.

Ứng dụng của gỗ MDF trong thi công nội thất

Để kết thúc những thông tin về gỗ MDF là gì thì bạn có thể tham khảo ngay những không gian nội thất được làm từ gỗ MDF ngay sau đây.

Nội thất gỗ MDF trong không gian phòng khách

Với một căn hộ có không gian phòng khách hiện đại, bạn có thể áp dụng ngay những sản phẩm nội thất bằng gỗ MDF để tăng tính tiện nghi và thẩm mỹ. Với một chiếc kệ tivi, bạn sẽ sở hữu một phòng khách thanh lịch, vừa để được các thiết bị như tivi, loa, vừa có thể trang trí. Bên cạnh đó, bàn làm việc được đặt trong phòng khách bằng gỗ MDF cũng có thể trở thành điểm nhấn cho toàn bộ không gian.

Nội thất gỗ MDF phòng khách

Nội thất gỗ MDF phòng khách

Ngoài ra, trong phòng khách, bạn cũng có thể đặt một chiếc tủ giày thông minh, tiết kiệm diện tích bằng gỗ MDF. Hay việc sử dụng bàn trà chân sắt mặt gỗ công nghiệp MDF cũng sẽ giúp bạn thuận tiện hơn khi sử dụng không gian này.  

Nội thất gỗ MDF cho phòng bếp

Vào phòng bếp, những sản phẩm nội thất bằng gỗ MDF mà bạn có thể thiết kế bao gồm bàn ghế ăn, tủ bếp, kệ treo tường,… Bàn ghế phòng ăn bằng gỗ công nghiệp MDF thường có màu sắc đa dạng và kết cấu đơn giản hoặc thông minh, gấp gọn được. 

Bên cạnh đó, tủ bếp và đảo bếp được làm từ gỗ công nghiệp MDF chống cháy cũng sẽ giúp bạn có một căn bếp tiện nghi. Thiết kế tủ có kích thước và kiểu dáng tùy thuộc và nhu cầu cũng như sở thích của chủ nhà. Bạn có thể yêu cầu những mẫu tủ chữ L hay chữ I. Các ngăn kệ cũng như phụ kiện tủ bếp thường được thiết kế rất chắc chắn, dễ dàng vệ sinh và bảo quản. Nhờ đó, sản phẩm có thể sử dụng trong thời gian dài.

Nội thất gỗ MDF cho thiết kế shop, spa, quán cafe

Không chỉ trong gia đình mới sử dụng chất liệu gỗ MDF cho nội thất mà các shop hay spa cũng có thể sử dụng được chất liệu này để tiết kiệm chi phí. Một trong những sản phẩm được bắt gặp nhiều nhất chính là quầy thu ngân gỗ MDF. Quầy được thiết kế với kích thước vừa phải theo yêu cầu của từng không gian. Các ngăn kệ cũng như khóa luôn rất chỉn chu, chuyên nghiệp và chắc chắn, đảm bảo an toàn khi sử dụng. Hơn nữa, màu sắc quầy thu ngân cũng rất đa dạng và hợp với mọi phong cách nội thất.

Nội thất gỗ MDF cho thiết kế spa

Nội thất gỗ MDF cho thiết kế spa

Ngoài ra, bạn có thể yêu cầu thiết kế ngăn – kệ đối với shop quần áo, giày dép, túi xách hay các sản phẩm nội thất như bàn trà, kệ để đồ đối với spa, các bộ bàn ghế hiện đại, lịch thiệp cho các quán cafe, nhà hàng. Thậm chí, bạn cũng có thể sử dụng sàn gỗ MDF để tăng tính sang trọng cho không gian kinh doanh của mình.

Có thể nói, ứng dụng của gỗ MDF trong thiết kế nội thất cực kỳ phong phú. Hơn nữa, chất liệu này ngày càng được chuộng bởi giá thành phải chăng và dễ thi công, vận chuyển. Các đơn vị nội thất tại Việt Nam cũng cung cấp đa dạng sản phẩm từ chất liệu này.

Kết luận

Vậy là bạn đã hiểu chi tiết chất liệu gỗ MDF là gì. Hi vọng từ những thông tin trên đây, các bạn có thể chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Nếu vẫn còn băn khoăn về việc thi công và thiết kế nội thất, hãy liên hệ ngay đến Nội thất Penviet để được tư vấn. Penviet hiện đang cung cấp sản phẩm và dịch vụ thi công nội thất trên toàn quốc. Với bề dày kinh nghiệm cùng nhiều xưởng sản xuất chính hãng, Penviet luôn đồng hành và hỗ trợ quý khách!

Các tin khác

[BÍ KÍP] Thiết kế tiệm spa trong khách sạn sang trọng, tinh tế

Thiết kế tiệm spa trong khách sạn đảm bảo những giá trị thẩm mỹ cũng như phân chia công năng hợp ...

7 tips thiết kế spa nhỏ xinh đẹp, khoa học nhất

Làm thế nào để biến một không gian diện tích nhỏ hẹp thành một cửa hàng spa đẹp, rộng rãi và ...

Bản vẽ thiết kế spa là gì? Có thực sự cần khi thiết kế spa

Bản vẽ thiết kế spa đóng vai trò rất quan trọng trong thiết kế spa. Bởi nó giúp định hình không ...

​Kinh nghiệm thiết kế spa giá rẻ đẹp bạn nên biết

Nhiều người vẫn hay đặt câu hỏi: thiet ke shop gia re, cũng như thiết kế spa giá rẻ nhưng rẻ ở đây ...

Kinh nghiệm thiết kế tiệm spa nhỏ đẹp, độc đáo cho người mới bắt đầu

Để có được một không gian spa như ý, kinh nghiệm thiết kế tiệm spa là thực sự cần thiết. Hiểu ...

Top 8+ Bản vẽ thiết kế cửa hàng tiện lợi bố trí khoa học

Kinh doanh các mặt hàng tiện là lĩnh vực kinh doanh không có dấu hiệu hạ nhiệu trong bối cảnh xã ...

Sản phẩm bán chạy

Báo chí nói về chúng tôi

Spa mini - bài toán hóc búa với startup nhưng lời giải cực đơn giản
Tạo nền tảng kinh doanh spa vững chắc cùng những lưu ý thiết kế spa này
Đầu tư thiết kế spa để tạo nền móng vững chắc cho hoạt động kinh doanh
Khởi nghiệp với spa mini - Tưởng hóc búa nhưng lời giải cực đơn giản
Thay đổi tư duy kinh doanh với nền tảng thiết kế spa