CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC NỘI THẤT VÀ XÂY DỰNG PENVIET
Giỏ hàng -
HCM:(+84)946.941.299 HN:(+84)915.739.855
Select language

Điểm danh các loại gỗ công nghiệp phổ biến trong thiết kế nội thất

Gỗ công nghiệp đã và đang là một chất liệu được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế các sản phẩm cũng như công trình tự nhiên hiện đại. Vậy bạn đã biết chất liệu này có những loại nào chưa? Đặc điểm của các loại gỗ như thế nào? Cùng Nội thất Penviet tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

Mục lục (Ẩn / Hiện)

Để có những mẫu gỗ chất lượng thì các tấm ván gỗ phải trải qua rất nhiều quy trình xử lý và hoàn thiện. Cũng nhờ đó mà gỗ có những tính chất đặc biệt không thua kém gì so với gỗ tự nhiên. Đó cũng chính là lý do mà hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất cũng như người dùng rất ưa chuộng chất liệu này. Và còn rất nhiều điều bạn chưa biết về gỗ sản xuất công nghiệp sẽ được giới thiệu ngay dưới đây.

Khái niệm gỗ công nghiệp 

Gỗ công nghiệp là loại gỗ không phải khai thác từ cây rừng trồng như gỗ tự nhiên mà được sản xuất bằng quy trình công nghệ hiện đại. Nguyên liệu chính của loại gỗ này là bột gỗ, vụn gỗ tự nhiên kết hợp với keo và các loại hóa chất chuyên dụng để hình thành nên tấm gỗ. Tên quốc tế của loại gỗ này là Wood – Based Panel.

Gỗ công nghiệp được sản xuất từ bột gỗ và phụ gia

Gỗ công nghiệp được sản xuất từ bột gỗ và phụ gia

Gỗ rất thân thiện với môi trường bởi không sử dụng bột của những loại cây gỗ quý hay cao cấp mà thường tận dụng gỗ rừng trồng giá rẻ hay các chuyên liệu thừa như cành, lá, nhọn của cây đã được khai thác hoặc nguyên liệu tái sinh cho sản xuất. Một tấm gỗ tiêu chuẩn được chia thành hai phần cơ bản là cốt gỗ và lớp phủ. Mỗi một phần lại được xử lý và kết hợp khác nhau để cho ra các loại ván gỗ thường thấy trên thị trường.

Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp 

Quy trình sản xuất loại gỗ này bao gồm nhiều bước như:

- Khai thác và xử lý gỗ: Gỗ tự nhiên được lấy để sản xuất sẽ được cắt xẻ mỏng và phân loại để hình thành nên những loại gỗ khác nhau. Gỗ được loại bỏ mối mọt, làm khô, trải qua nhiều bước sơ chế sẽ tiến hành xay thành bột gỗ hay vụn gỗ.

- Ép cốt gỗ: Sau khi có đủ nguyên liệu, bột gỗ sẽ được trộn cùng với keo, phụ gia, bột độn vô cơ, hóa chất chuyên dụng với những tỷ lệ nhất định. Ngoài ra, người ta còn có quy trình khô hoặc quy trình ướt để trộn bột gỗ. Hỗn hợp được trộn sẽ cho vào máy ép với nhiệt độ và áp suất cao theo từng quy cách mong muốn. Sau đó, gỗ được ép ra sẽ được cắt biên và chà nhám, làm sạch để có những cốt gỗ đạt chuẩn theo kích thước dài, rộng và độ dày bằng nhau.

- Phủ vân gỗ và bề mặt: Để tăng độ thẩm mỹ cũng như độ bền của cốt gỗ công nghiệp, người ta sẽ tiếp tục đưa vào bước phủ vân gỗ và bề mặt. Các lớp phủ thường có nhiều lớp từ lớp vân đến lớp mang phim và lớp ngoài. Mỗi lớp có một chức năng riêng giúp giữ cho bề mặt gỗ có màu sắc tự nhiên, có hiệu ứng cũng như chống mối mọt, chống ẩm và không bị phai màu.

- Ép gỗ lần 2: Bước này nhằm giúp cho lớp phủ dính chặt vào cốt gỗ, đảm bảo gỗ có sự ổn định, chắc chắn và bền bỉ. Ngoài ra, người ta còn kiểm tra và cắt gọt lại cũng như soi moogj để đảm bảo gỗ đạt tiêu chuẩn.

- Kiểm tra và đánh giá: Cuối cùng, gỗ sẽ được kiểm tra lại và đóng gói hoàn thành thành phẩm.

Các loại gỗ công nghiệp phổ biến

Như đã nói ở trên, có hai phần chính giúp xác định và phân loại gỗ sản xuất công nghiệp là cốt gỗ và lớp phủ. Để dễ hiểu, các bạn có thể tham khảo rõ các thành phần cũng như cách phân biệt từng chất liệu như sau:

Cốt gỗ công nghiệp 

Cốt gỗ MFC

Gỗ MFC hay còn gọi là ván dăm bởi thành phần chính của loại gỗ này là các dăm gỗ từ gỗ tự nhiên giá rẻ như bạch đàn, keo, sao su,… Gỗ MFC có thể phân biệt bằng mắt thường vì sẽ nhìn thấy các dăm gỗ ở cạnh bên của tấm ván chứ không mịn màng. Độ dày của ván dăm có thể là 9mm, 12mm, 15mm, 18mm hay 25mm. Kích thước của gỗ MFC phổ biến nhất là 1220mm x 2440mm. Cốt gỗ có nhiều màu sắc như trắng, đen, xanh (chịu ẩm),…

Gỗ công nghiệp MFC

Cốt gỗ MDF

Gỗ MDF (Medium Density Fiberboard) là loại gỗ được sử dụng các chất liệu gỗ tự nhiên nghiền nhỏ thành bột mịn kết hợp với keo. Độ dày của gỗ MDF cũng phổ biến là 3mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm, 18mm và 25mm. Kích thước chính là 1220mm x 2440mm. với cốt gỗ MDF, ván gỗ được ép ra có độ mịn, sờ vào thấy nhám nhẹ nhưng rất an toàn.

Gỗ MDF được chia thành các loại cốt gỗ thường, cốt gỗ MDF chống ẩm (có màu xanh) và gỗ MDF chống cháy (trong thành phần có trộn thêm bột xi măng, thạch cao). Loại gỗ này có giá thành cao hơn và ứng dụng tốt hơn so với ván dăm MFC.

Cốt gỗ HDF

Gỗ công nghiệp HDF (High Density Fiberboard) là loại gỗ đắt nhất đúng như tên gọi. Quy trình sản xuất gỗ HDF phức tạp hơn khi nguyên liệu gỗ tự nhiên được khai thác là gỗ rừng nguyên khối. Không chỉ thế, gỗ còn trải qua quy trình luộc, sấy khô để loại bỏ nhựa cây cũng như nước còn dư thừa. Sau đó, gỗ mới được nghiền bột và đưa vào quy trình ép ván. Kích thước của gỗ MDF phổ biến 2000mm x 2400mm. Độ dày của gỗ HDF từ 6mm - 24mm.

Gỗ công nghiệp HDF

Gỗ công nghiệp HDF

Cốt gỗ Plywood

Gỗ Plywood hay gỗ dán là một loại gỗ được hình thành bằng cách lạng mỏng các lớp gỗ tự nhiên và ép lại với nhau. Mỗi hai lớp lại có một lớp keo ở giữa để kết dính. Hơn thế, người ta không ép gỗ theo một chiều mà ép hai lớp vuông góc với nhau. Lớp gỗ Plywood thường là những lớp lẻ 3, 5, 7 hoặc 11 lớp. Với một lớp lõi ở giữa thì tấm gỗ sẽ khó bị giãn nở hay co ngót. Nhờ đó, gỗ có độ bền cao, không bị nứt vỡ hay cong vênh dù trong mọi điều kiện thời tiết.

Bề mặt gỗ công nghiệp

Với những cốt gỗ nêu trên, để làm đẹp bề mặt gỗ cũng như củng cố sự bền bỉ, chắc chắn và hạn chế mối mọt thì người ta còn ép lên cốt gỗ các lớp phủ bề mặt hoặc sơn bệt. Điều đặc biệt là ngoài sơn bệt thì không chỉ có một loại lớp phủ, có rất nhiều kiểu bề mặt khác nhau mà bạn có thể sử dụng để tăng tính thẩm mỹ và độ bền cho gỗ.

Bề mặt Melamine

Melamine là một dạng bề mặt nhựa tổng hợp với độ dày chỉ từ 0.4 - 1 zem (1zem= 0,1mm). bề mặt melamine có rất nhiều màu sắc từ những màu đơn như đen, trắng, vàng, cam,… cho đến các màu mô phỏng vân gỗ hay vân đá tự nhiên. Ngoài ra, bề mặt melamine còn có những loại nhám với các đường vân rất nhỏ. Sau khi hoàn thiện, một tấm cốt gỗ được phủ melamine sẽ có độ dày từ 18mm đến 25mm. Lớp phủ melamine giúp bảo vệ cốt gỗ bên trong khỏi tình trạng ẩm mốc cũng như mối mọt.

Bề mặt Laminate

Cũng tương tự như melamine, lớp phủ laminate là một loại nhựa tổng hợp với độ dày 0.5mm – 1mm. Laminate được được dán bên ngoài các cốt gỗ MDF hay MFC hoặc dán lên những ván gỗ uốn cong. Nhờ có màu sắc cũng như hoa văn đa dạng mà ván gỗ laminate được sử dụng để sản xuất nội thất cũng như trang trí nhiều không gian. Bề mặt gỗ có thể chịu được lực cũng như chống nước, chống ẩm. Hơn thế, bạn cũng có thể tìm thấy các lớp phủ melamine với hiệu ứng vân gỗ, sần sùi hay bóng loáng.

Gỗ công nghiệp laminate

Gỗ công nghiệp laminate 

Bề mặt Veneer

Gỗ Veneer là ván lạng mỏng được cắt theo phương pháp ly tâm với độ dày từ 0.3mm – 6mm. Độ dài rộng của một tấm veneer thường là 180mm x 240mm. Sử dụng gỗ veneer ép lên cốt gỗ sẽ tạo nên một tấm gỗ công nghiệp có màu sắc đúng với màu của cây gỗ tự nhiên được sử dụng. Màu sắc của loại ván gỗ này cũng đa dạng tùy theo vân gỗ và loại gỗ veneer.

Bề mặt Vinyl

Vinyl là một loại lớp phủ nhựa tổng hợp nhập khẩu từ Hàn Quốc với độ dày 0.12mm – 0.18mm – 0.2 mm. Vinyl thường được kết hợp với bề mặt laminate để sản xuất gỗ. 

Bề mặt Acrylic

Bề mặt Acrylic cũng là một chất liệu nhựa được tinh tế từ dầu mỏ và làm đẹp cốt gỗ MFC, MDF. Màu sắc của lớp phủ này vô cùng đa dạng với đặc điểm nổi bật nhất là hiệu ứng bóng gương. Gỗ Acrylic dễ lau chùi và vệ sinh, tạo nên nét đẹp sang trọng cho sản phẩm cũng như mỗi công trình. 

Ứng dụng gỗ công nghiệp như thế nào trong thiết kế nội thất

Làm sàn gỗ, tường gỗ

Với những ưu điểm như không bị cong vênh, ít bị công trùng tấn công cũng như thời gian thi công nhanh thì các loại gỗ sản xuất công nghiệp hiện nay được sử dụng khá nhiều trong lắp đặt sàn gỗ, ốp tường, ốp trần.

Gỗ công nghiệp ốp sàn nhà

Gỗ công nghiệp ốp sàn nhà

Cấu tạo của sàn gỗ thường có 4 lớp nên có thể giữ được màu sắc như mới cũng như chống bụi bẩn, chống mài mòn hiệu quả. Ngoài ra, sàn gỗ cũng có khả năng chịu được tác động của ngoại lực và va đập mạnh. Sàn gỗ còn rất thân thiện mới môi trường và con người. Sản xuất sàn gỗ nhanh chóng nên đáp ứng được nhu cầu của nhiều công trình hiện nay. Hơn thế, màu sắc của sàn từ gỗ công nghiệp rất đồng đều, tăng tính thẩm mỹ cho không gian công trình.

Hiện tại, các hạng mục thi công thường xuyên được lắp đặt sàn gỗ là phòng tập thể thao, phòng yoga, bệnh viện, trung tâm thương mại. nhà ở, văn phòng công ty, spa, shop thời trang cao cấp,… 

Thiết kế sản phẩm nội thất gỗ

Phổ biến nhất chắc chắn là những sản phẩm nội thất được sản xuất từ gỗ công nghiệp. Ban có thể tìm thấy những món đồ như bàn ghế ăn, tủ bếp, kệ tivi, giá sách , bàn làm việc,… trong các nhà ở và văn phòng. Ngoài, ra các sản phẩm nội thất trong shop, spa cũng thường xuyên sử dụng chất liệu này để giúp không gian kinh doanh trở nên tiện nghi và đẳng cấp.

Gỗ công nghiệp thiết kế nội thất
Gỗ công nghiệp thiết kế nội thất 

Kết luận

Nhìn chung, gỗ công nghiệp đã và đang là chất liệu được sử dụng cho nhiều công trình và thiết kế nội thất. Nếu các bạn muốn được tư vấn sản phẩm cũng như thi công với giá cả phải chăng thì hãy đến với Nội thất Penviet. Với kinh nghiệm trên 13 năm, Penviet luôn cam kết hỗ trợ và đồng hành cùng quý khách!

Các tin khác

10 Mẹo Lựa Chọn Tủ Áo Cánh Kính Phù Hợp Với Nhu Cầu và Phong Cách

Khi mua một chiếc tủ áo cánh kính mới, việc lựa chọn đúng có thể tạo ra sự khác biệt lớn ...

[BÍ KÍP] Thiết kế tiệm spa trong khách sạn sang trọng, tinh tế

Thiết kế tiệm spa trong khách sạn đảm bảo những giá trị thẩm mỹ cũng như phân chia công năng hợp ...

7 tips thiết kế spa nhỏ xinh đẹp, khoa học nhất

Làm thế nào để biến một không gian diện tích nhỏ hẹp thành một cửa hàng spa đẹp, rộng rãi và ...

Bản vẽ thiết kế spa là gì? Có thực sự cần khi thiết kế spa

Bản vẽ thiết kế spa đóng vai trò rất quan trọng trong thiết kế spa. Bởi nó giúp định hình không ...

​Kinh nghiệm thiết kế spa giá rẻ đẹp bạn nên biết

Nhiều người vẫn hay đặt câu hỏi: thiet ke shop gia re, cũng như thiết kế spa giá rẻ nhưng rẻ ở đây ...

Kinh nghiệm thiết kế tiệm spa nhỏ đẹp, độc đáo cho người mới bắt đầu

Để có được một không gian spa như ý, kinh nghiệm thiết kế tiệm spa là thực sự cần thiết. Hiểu ...

Sản phẩm bán chạy

Báo chí nói về chúng tôi

Spa mini - bài toán hóc búa với startup nhưng lời giải cực đơn giản
Tạo nền tảng kinh doanh spa vững chắc cùng những lưu ý thiết kế spa này
Đầu tư thiết kế spa để tạo nền móng vững chắc cho hoạt động kinh doanh
Khởi nghiệp với spa mini - Tưởng hóc búa nhưng lời giải cực đơn giản
Thay đổi tư duy kinh doanh với nền tảng thiết kế spa