CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC NỘI THẤT VÀ XÂY DỰNG PENVIET
Giỏ hàng -
HCM:(+84)0946.941.299 HN:(+84)0915.739.855
Select language

Tất Tần Tật Về Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Minimalism

Phong cách thiết kế nội thất Minimalism được xem như là một nhánh của phong cách đương đại. Phong cách này ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lĩnh vực khác nhau đặc biệt trong các thiết kế shop hiện đại. Hãy cùng Nội thất Penviet tìm hiểu về Minimalist và nó có ảnh hưởng như thế nào tới nội thất nhé. 
Mục lục (Ẩn / Hiện)

Minimalism là gì?

Phong cách Minimalism (nghĩa là tối giản, tối thiểu) là một phong cách thể hiện khuynh hướng đa dạng của nghệ thuật. Đặc biệt, với  nghệ thuật âm nhạc và thị giác, khi mà các tác phẩm đều được tối giản về những yêu cầu thiết yếu của nó. 

Phong cách tối giản này xuất phát trong nghệ thuật phương Tây từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, rất rõ nét nhất là trong nghệ thuật thị giác với những tác phẩm hội họa của Mark Rothko. Khái niệm này dần dần đã được mở rộng để bao hàm cả những khuynh hướng trong âm nhạc mà đặc điểm là sự lặp đi lặp lại, điển hình là các tác phẩm của Steve Reich, Philip Glass và  cả Terry Riley. 

phong cách minimalism
Phong cách minimalism

Phong cách tối giản thì có nguồn gốc bắt rễ từ sự thuần khiết và cô đọng của chủ nghĩa Hiện đại. Nó được kết hợp với chủ nghĩa Hậu hiện đại và đã được xem như phản ứng đối nghịch với chủ nghĩa Biểu hiện trong nội dung cũng như trong bố cục tác phẩm trước đây.

Phong cách Minimalism ở trong kiến trúc

Phong cách Tối giản – có thể được hiểu là đi đến tận cùng của sự đơn giản, đơn giản hết mức có thể. Phong cáchnày có ảnh hưởng rộng lớn ở khắp các bộ môn nghệ thuật trong đời sống. Từ các ngành thiết kế và sáng tạo. Phong cách tối giản cũng có mặt trong hội hoạ, âm nhạc, nhiếp ảnh, đồ hoạ, tạo dáng công nghiệp, thời trang,… và tất nhiên là trong cả kiến trúc – khi mà kiến trúc vẫn rất gần gũi với những bộ môn nghệ thuật kinh điển.

phong cách tối giản
phong cách tối giản​

Kiến trúc sư người Đức Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969_ – người được xem là một trong những bậc thầy của kiên trúc hiện đại thế giới. Ông cung được coi là cha đẻ của phong cách kiến trúc tối giản. Quan điểm về thiết kế của ông được thể hiện ở câu châm ngôn “Less is more” (tạm dịch: ít là nhiều, càng ít càng tốt). Những công trình  thời gian này của Mies van der Rohe đã đặt nền móng cho phong cách kiến trúc tối giản. Với những quan điểm mới mẻ về việc tổ chức không gian kiến trúc, với kết cấu, vật liệu mới là thép và kính.
Sau những biến động của chính trị về thời cuộc ở châu Âu, Mies van der Rohe đã chuyển sang sinh sống và làm việc tại Mỹ vào năm 1937. Ông lại tiếp tục theo đuổi trường phái kiến trúc của mình. Kiến trúc của Mies van der Rohe là đều là những không gian trong sạch, đơn giản, tinh tế, trật tự: là những đường thẳng, những mặt phẳng, những góc vuông,… bộc lộ rõ cấu trúc của hệ thống kết cấu.


Thiết kế nội thất theo phong cách minimalism
Thiết kế nội thất theo phong cách minimalism
 
Còn Ở phương Đông, Nhật Bản lại được xem là bậc thầy của phong cách tối giản trong kiến trúc. Phong cách tối giản này đã hiện diện trong phần lớn kiến trúc của Nhật Bản. Từ kiến trúc hiện đại cho đên những công trình mang âm hưởng truyền thống. Tính tối giản được thể hiện nhất quán từ hình thức kiến trúc cho tới nội thất công trình. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa một khuynh hướng hiện đại với những giá trị văn hoá – tinh thần truyền thống của Nhật Bản.
Thiết kế nội thất phong cách minimalism
Thiết kế nội thất phong cách minimalism
 
Nhiều kiến trúc sư của Nhật Bản  đã thành công và đã ghi đậm dấu ấn với phong cách tối giản, chủ nghĩa tối giản trong kiến trúc, mà tiêu biểu nhất là kiến trúc sư Tadao Ando. Những công trình của Tadao Ando thực sự được xem là những tác phẩm nghệ thuật của không gian và ánh sáng, của sự giao thoa của kiến trúc và thiên nhiên,. tác phẩm của ông mang một cá tính đặc sắc và đầy sáng tạo.

Một vài đặc điểm cơ bản của Minimalism trong kiến trúc

Less is more –  là sự khởi nguồn, cũng là tư tưởng, triết lý. Là nguyên tắc chủ đạo mà vị kiến trúc sư Mies van der Rohe đã đề ra thời đó. Đối nghịch lại với trường phái cổ điển và nhiều trường phái khác làm đầy, làm đẹp và làm hoàn thiện các kiến trúc bằng những chi tiết, cách trang trí nội thất; kiến trúc phong cách tối giản tự hoàn thiện bằng những gì ít nhất có thể – đó chính là nhiều. Ít ra, cũng là hướng tới sự hoàn mỹ và thành công. Từ xuất phát đó, “hạn chế” cũng là một trong những nguyên tắc – biểu hiện cụ thể của kiến trúc tối giản.

Phong cách minimalism trong kiến trúc nội thất
Phong cách minimalism trong kiến trúc nội thất

Hướng tới những giá trị của không gian – bản chất của kiến trúc chính là không gian. Kiến trúc tối giản thường hướng tới giá trị đó và tạo lập một không gian chặt chẽ, cô đọng, thoáng đãng và tràn ngập ánh sáng. Sự đơn giảnừ t hình thức tổng thể, chi tiết kiến trúc đến sự tiết chế trong sử dụng vật liệu và màu sắc… nhằm mang lại tính tập trung vào không gian và đưa không gian thành nội dung mang tính chủ đạo của công trình.

Không gian của kiến trúc nội thất tối giản có tính cân bằng, tĩnh tại và thuần khiết. Nó được tạo nên bởi những mảng tường và mảng trần phẳng đồng nhất. Những đường thẳng và những hình khối đơn giản cùng những khoảng trống lớn. Việc loại bỏ và hạn chế các chi tiết, màu sắc và những thứ không cần thiết nhằm hướng đến sự tập trung cho không gian kiến trúc. Chính không gian sẽ tạo nên xúc cảm chứ không phải bởi các chi tiết trang trí, đồ đạc hay điều gì khác.

Ngoài ra, Đặc điểm của phong cách Minimalism còn là :

  • Kiến trúc tối giản có sự tương đồng với văn hoá truyền thống và Thiền tông Nhật Bản (Zen).
  • Nghệ thuật ánh sáng: ánh sáng là một yếu tố cấu thành nghệ thuật kiến trúc.
Trên đây là một vài chia sẻ về phong cách thiết kế Minimalism. Một phong cách được sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất chung cư, thiết kế nội thất nhà phố. Đồng thời, nó cũng được sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất shop. Cảm ơn bạn đã dành thời gian tham khảo bài viết, Nội thất Penviet tự hào là đơn vị hàng đầu trong thiết kế và thi công shop - thi công nội thất tại Việt Nam. 

Các tin khác

Thiết kế cửa hàng quần áo thể thao đẹp, lôi cuốn

Thiết kế shop, cửa hàng đẹp là yêu cầu cần phải có nếu như bạn muốn kinh doanh thành công quần ...

Mở shop quần áo cần bao nhiêu tiền, các chi phí mở shop

Mở một shop quần áo cần bao nhiêu tiền, kinh nghiệm thiết kế shop quần áo cho người mới bắt đầu ...

5+ Bản vẽ thiết kế shop thời trang đẹp, hiện đại, bố trí khoa học

Tất tần tất các thông tin về vản vẽ thiết kế shop thời trang đẹp, hiện đại, bố trí khoa học. ...

Thiết kế shop quần áo 10m2 đẹp, hiện đại, sang trọng

Thiết kế shop quần áo 10m2 đẹp, hiện đại sang trọng, cách bố trí khoa học tiện ích mang đến những ...

Gợi ý 5 mẫu thiết kế cửa hàng điện thoại nhỏ hot nhất 2023

Bạn có biết những mẫu thiết kế cửa hàng điện thoại nhỏ nào đang hot nhất hiện nay? Nếu đang có ...

Kinh nghiệm thiết kế shop quần áo giá rẻ đẹp, hiện đại

Bạn có nhu cầu thiết kế shop giá rẻ, thiết kế shop quần áo giá rẻ. Hãy liên hệ Penviet để ...

100 mẫu thiết kế tiệm vàng đẹp, sang trọng xứng đáng đầu tư năm 2023

Vàng bạc, trang sức đá quý là một trong những mặt hàng xa xỉ có giá trị đắt đỏ. Chính vì ...

Sản phẩm bán chạy

Báo chí nói về chúng tôi

Spa mini - bài toán hóc búa với startup nhưng lời giải cực đơn giản
Tạo nền tảng kinh doanh spa vững chắc cùng những lưu ý thiết kế spa này
Đầu tư thiết kế spa để tạo nền móng vững chắc cho hoạt động kinh doanh
Khởi nghiệp với spa mini - Tưởng hóc búa nhưng lời giải cực đơn giản
Thay đổi tư duy kinh doanh với nền tảng thiết kế spa