CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC NỘI THẤT VÀ XÂY DỰNG PENVIET
Giỏ hàng -
HCM:(+84)946.941.299 HN:(+84)915.739.855
Select language

Gỗ Veneer là gì? Những ưu nhược điểm của loại gỗ này trong nội thất

Trong thiết kế, thi công nội thất gỗ hiện nay, ngoài những bề mặt lớp phủ như melamine, laminate hay acrylic thì ván phủ veneer đang rất được ưa chuộng bởi vẻ đẹp đặc biệt của nó. Vậy gỗ veneer là gì, có những ưu nhược điểm nào mà lại được yêu thích đến vậy? Hãy cùng Nội thất Penviet tìm hiểu sâu hơn về loại gỗ này ngay trong bài viết sau đây nhé.

Mục lục (Ẩn / Hiện)

1. Veneer là gì?

Veneer hay còn có tên gọi khác là ván lạng là tấm ván mỏng, được lạng ra từ thân gỗ tự nhiên với độ dày trung bình từ 0.3mm-0.6 mm và thường không vượt quá 3mm (1/8 inch). Tấm veneer có thể ứng dụng trang trí cao cấp như nội thất xe hơi, nhạc cụ âm nhạc: violin, guitar... 

Veneer ra đời được xem là một giải pháp để bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, đặc biệt là các loại gỗ quý hiếm đang bị khai thác cạn kiệt. Từ một cây gỗ tự nhiên (gỗ thịt) sẽ cho ra được rất nhiều thành phẩm ván veneer. Sau đó, người ta sẽ dán vào các cốt gỗ công nghiệp như MDF, gỗ MFC, gỗ plywood, gỗ dăm,… Những tấm gỗ veneer thành phẩm có chất lượng gỗ tốt và có bề mặt giống gỗ tự nhiên mà giá thành lại rẻ hơn khá nhiều so với việc sử dụng hoàn toàn gỗ tự nhiên.

Tấm Veneer
Tấm Veneer 

Gỗ veneer đang là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của những người yêu thích vẻ đẹp tự nhiên nhưng điều kiện tài chính còn hạn chế và hướng tới những món đồ nội thất đa dạng. Bảng màu veneer khá đa dạng với màu sắc và vân tùy thuộc vào loại gỗ được mang đi xử lý thành tấm veneer. Một số loại gỗ thường được sử dụng làm veneer là gỗ sồi, xoan đào, tần bì, óc chó, dẻ gai, thông,…

2. Quy trình sản xuất ra một tấm gỗ veneer thành phẩm

Để sản xuất ra một tấm gỗ veneer thành phẩm, quy trình chung gồm có 7 bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gỗ thịt (gỗ tự nhiên) như thân cây óc chó, gỗ cây sồi, gỗ cây tràm bông vàng,… Các loại vật liệu này đã được xử lý qua các bước cơ bản như tách vỏ, ngâm hoặc luộc, bỏ nhựa, sấy hoặc phơi khô.

Bước 2: Lạng các khối, thân gỗ ra thành các lát mỏng có độ dày từ 0.6mm – dưới 3mm.

Bước 3: Sấy khô các tấm veneer bằng máy sấy công nghiệp chuyên dụng. Các nhà sản xuất không phơi bằng ánh nắng tự nhiên bởi vì nhiệt độ cao, không phù hợp sẽ làm cho các lát gỗ bị cong vênh hoặc giòn, dễ gãy.

Bước 4: Phủ keo lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp như gỗ MDF, MFC,…và dán veneer lên phần bề mặt đã phủ keo. UF - loại keo được sử dụng phổ biến khi dán bề mặt gỗ có thành phần chính là hợp chất NH4CL để gắn lớp veneer vào cốt gỗ không gây độc hại, có khả năng kết dính tốt và không thấm nước.

Bước 5: Ghép veneer vào tấm cốt gỗ. Người ta sẽ thực hiện ép 2 lớp này lại với nhau bằng máy ép nguội hoặc máy ép nóng tự động, để đảm bảo sự chắc chắn và bền đẹp của sản phẩm.

Bước 6: Khi lớp veneer đã được cố định trên phần cốt gỗ, người ta sẽ dùng máy chà nhám để thực hiện công đoạn xử lý bề mặt, đánh bóng cho phẳng và nhẵn mịn.

Bước 7: Kiểm tra sản phẩm và mang đi phân phối.

Tấm veneer sau khi được sản xuất hoàn chỉnh
Tấm veneer sau khi được sản xuất hoàn chỉnh

3. Đặc điểm của gỗ Veneer

Gỗ veneer mang đặc điểm của cả gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Bề mặt lớp phủ có màu sắc và vân của gỗ tự nhiên. Còn phần cốt gỗ mang đặc điểm của gỗ công nghiệp như dễ gia công, có khả năng chống thấm nước, cong vênh khá tốt và độ bền cao. Các loại gỗ công nghiệp hiện nay hầu hết thường được thêm một số chất có khả năng chống vi khuẩn ẩm mốc, tăng độ bền đẹp cho sản phẩm.

​Gỗ Veneer óc chó trong ứng dụng thiết kế, thi công nội thất
Gỗ Veneer óc chó trong ứng dụng thiết kế, thi công nội thất

Tuy có độ cứng và độ bền không bằng gỗ tự nhiên, nhưng trên thị trường hiện nay có nhiều loại gỗ công nghiệp chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của phần đông khách hàng có thu nhập vừa phải.

4. Ưu, nhược điểm của gỗ veneer

Để có thể hiểu rõ hơn về loại gỗ này, Penviet sẽ gửi tới bạn một số ưu nhược điểm của veneer trong thực tế sử dụng nhé.

Ưu điểm

Có tính thẩm mỹ cao: Gỗ veneer có lớp bề mặt phủ veneer gỗ tự nhiên, bởi vậy các sản phẩm ứng dụng từ nó có màu sắc và đường vân gỗ nhìn “thật mắt”. Bảng màu sắc của gỗ veneer khá đa dạng vì vậy nó phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, phong cách thiết kế.

Giá cả phải chăng hơn gỗ tự nhiên: Nếu bạn yêu thích màu sắc, đường vân của gỗ óc chó nhưng chưa có đủ điều kiện tài chính để đầu tư mua đồ nội thất bằng gỗ óc chó, thì gỗ veneer óc chó là một sự lựa chọn khá tốt để bạn tham khảo. Cách này sẽ giúp cho bạn chọn được sản phẩm có tính thẩm mỹ, phù hợp với mong muốn và phong cách thiết kế nội thất trong nhà mà vẫn tiết kiệm được chi phí. Tham khảo: 100 mẫu sofa gỗ hiện đại bằng gỗ veneer

Nhược điểm

Khả năng chống thấm nước không bằng gỗ tự nhiên: Lớp veneer tuy làm bằng gỗ tự nhiên và được gia công kỹ lưỡng nhưng lớp phủ khá mỏng nên vẫn có thể bị thấm nước khi tiếp xúc lâu với nước. Vì vậy, khi sử dụng bạn nên tránh để đồ nội thất làm bằng gỗ veneer ở những nơi ẩm thấp. Đặc biệt, đối với sản phẩm tủ bếp thì nên lau khô thường xuyên để tránh nước ở đọng lâu trên bề mặt tủ gây ẩm mốc.

Gỗ veneer là sự kết hợp thú vị giữa gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Điều này khiến cho gỗ veneer tích hợp được nhiều ưu điểm của 2 loại gỗ này. Hy vọng qua bài viết trên đây, Nội thất Penviet đã giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích về loại gỗ này.

Các tin khác

10 Mẹo Lựa Chọn Tủ Áo Cánh Kính Phù Hợp Với Nhu Cầu và Phong Cách

Khi mua một chiếc tủ áo cánh kính mới, việc lựa chọn đúng có thể tạo ra sự khác biệt lớn ...

[BÍ KÍP] Thiết kế tiệm spa trong khách sạn sang trọng, tinh tế

Thiết kế tiệm spa trong khách sạn đảm bảo những giá trị thẩm mỹ cũng như phân chia công năng hợp ...

7 tips thiết kế spa nhỏ xinh đẹp, khoa học nhất

Làm thế nào để biến một không gian diện tích nhỏ hẹp thành một cửa hàng spa đẹp, rộng rãi và ...

Bản vẽ thiết kế spa là gì? Có thực sự cần khi thiết kế spa

Bản vẽ thiết kế spa đóng vai trò rất quan trọng trong thiết kế spa. Bởi nó giúp định hình không ...

​Kinh nghiệm thiết kế spa giá rẻ đẹp bạn nên biết

Nhiều người vẫn hay đặt câu hỏi: thiet ke shop gia re, cũng như thiết kế spa giá rẻ nhưng rẻ ở đây ...

Kinh nghiệm thiết kế tiệm spa nhỏ đẹp, độc đáo cho người mới bắt đầu

Để có được một không gian spa như ý, kinh nghiệm thiết kế tiệm spa là thực sự cần thiết. Hiểu ...

Sản phẩm bán chạy

Báo chí nói về chúng tôi

Spa mini - bài toán hóc búa với startup nhưng lời giải cực đơn giản
Tạo nền tảng kinh doanh spa vững chắc cùng những lưu ý thiết kế spa này
Đầu tư thiết kế spa để tạo nền móng vững chắc cho hoạt động kinh doanh
Khởi nghiệp với spa mini - Tưởng hóc búa nhưng lời giải cực đơn giản
Thay đổi tư duy kinh doanh với nền tảng thiết kế spa