CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC NỘI THẤT VÀ XÂY DỰNG PENVIET
Giỏ hàng -
HCM:(+84)0946.941.299 HN:(+84)0915.739.855
Select language

Cốt gỗ và những điều có thể bạn chưa biết

Gỗ công nghiệp: Là loại gỗ qua xử lý, từ gỗ tự nhiên được xay ra và ép lại. Gỗ công nghiệp đa phần được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tái sinh, tận dụng như ngọn, cành của gỗ tự nhiên.
Cốt gỗ công nghiệp gồm: Cốt dăm, cốt mịn, cốt ép
Mục lục (Ẩn / Hiện)

1: Cốt ván dăm

Cốt ván dăm (PB-Particle Board): hay còn gọi là Okal là cốt gỗ được tạo thành từ thân cây gỗ rừng như bạch đàn, cao su, keo,… được đưa vào máy nghiền nát thành dăm. Sau đó được trộn keo và ép lại dưới nhiệt độ để ra các tấm ván gỗ có độ dày khác nhau.
 
Gỗ thiết kế nội thất - Gỗ dăm
Cốt gỗ ván dăm

Cốt ván dăm có đặc điểm là không mịn, nhìn bằng mắt thường bạn có thể dễ dàng phân biết được các dăm gỗ. Đa phần các đồ dùng như bàn làm việc, bàn học, tủ đều sử dụng loại cốt này.

Cốt ván dăm thường được phủ nhựa Melamine (gỗ MFC), Veneer, Acrylic,… tạo thành nguyên liệu trong thiết kế văn phòng như: bàn văn phòng cao cấp, tử tài liệu,…

Đặc điểm, tính chất của cốt ván dăm

  • Cốt dăm có màu đặc thù của gỗ: vàng, nâu.

  • Ván chống ẩm thường có màu xanh và ván chống cháy màu đỏ.

  • Ván dăm không gây mùi khó chịu

  • Ván dăm có thể tự phân hủy theo thời gian.

  • Tỷ trọng trung bình từ 650-750 kg/m3

  • Độ dày hữu dụng: 17,18,25 mm

Thành phần tạo nên cốt ván dăm

  • Thành phần bao gồm: 80% gỗ, 9-105 keo UF (Urea Formaldehyde), 7-10% nước và dưới 0,5 % thành phần khác (chất làm cứng,…).

  • Để tăng khả năng chống ẩm thì Melamine được thêm vào keo UF.

  • Để tăng khả năng chống cháy thì cốt dăm có thêm thạch cao và xi măng đồi khi được dùng làm chất kết dính.

Nguyên liệu của cốt ván dăm

 
Lấy gỗ từ cây như: bạch đàn, keo, cao su và phế liệu gỗ khác như mùn cưa, bìa bắp, … Ngoài ra có thể sử dụng các loại thực vật mà trong thành phần có chứa Lignin, Cellulose như rơm rạ, bã mía, thân cây bông, cây lanh và cây gai dầu.

Hai loại cốt ván dăm chính: cốt ván thường và cốt chống ẩm
  • Cốt gỗ ván thường là cốt gỗ được sản suất theo tiêu chuẩn thông thường, không có khả năng chống ẩm nên dễ bị hư hại trong môi trường ẩm ướt và không khô thoáng.
  • Cốt chống ẩm dùng ván dăm trộn thêm phụ gia để tăng độ liên kết và giảm độ hút nước, tăng khả năng chịu lực và chống trương nở tốt.

Ưu và nhược điểm của cốt ván dăm

Ưu điểm
  • Giá thành của cốt gỗ dặm rẻ

  • Có độ cứng và bền khá cao

  • Khả năng bám vít tốt

  • Bề mặt tương đối phẳng nên thuận tiện ép các bề mặt trang trí như Melamine hay Laminate

Nhược điểm
  • Khi cắt tấm ván, các cạnh cắt thường dễ bị mẻ, vỡ

  • Tuổi thọ của các đồ nội thất làm bằng cốt dăm thấp

Ứng dụng của cốt ván dăm

 
Cốt ván dăm khi được phủ một lớp Melamine, Laminate, Acrylic, Veneer,… được xử dụng rộng rãi trong mỗi thiết kế thi công đồ nội thất.
  • Bàn ghế văn phòng, tủ quần áo, giường ngủ, tủ kệ trang trí

  • Cốt gỗ chống ẩm thì có thể làm cửa phòng vệ sinh, tủ bếp, tủ âm tường.

2: Cốt gỗ mịn

Cốt gỗ được tạo thành từ cành cây, nhánh cây sau đó được nghiền nát thành bột và trộn với keo đặc chủng để ép thành các tấm ván có độ dày khác nhau.
 
Gỗ thiết kế nội thất - Gỗ mịn
Cốt gỗ mịn

Ván mịn nhìn bằng mắt thường có thể thấy được sự nhẵn, bằng phẳng của về mặt của bề mặt gỗ và cốt gỗ (thường để tạo ra gỗ MDF), cấu trúc đồng đều và chắc chắn. Hiện nay trên thị trường cốt gỗ công nghiệp loại mịn được chia làm 3 loại chính và bạn có thể dễ dàng phân biệt nó bằng mắt thường dựa vào màu sắc: cốt nguyên bản có màu nâu nhạt, cốt lõi xanh và cốt lõi đen. Mỗi loại cốt gỗ sẽ có khả năng chống ẩm tăng dần theo mức trên. Đi cùng với tính năng thì đương nhiên giá thành cũng theo đó mà tăng hơn, cho nên hãy lựa chọn sản phẩm phù hợp với tính chất ngành nghề và bản vẽ thiết kế shop của mình bạn nhé.

Đặc điểm, tính chất của cốt mịn

  • Ván mịn thường không nứt, không co ngót, ít bị mối mọt

  • Ván tương đối mềm, chịu lực yếu, bề mặt có độ phẳng mịn cao

  • Chịu ẩm tốt thường có lõi màu xanh lá

  • Độ dày thông dụng: 3mm, 4mm, 5mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm, 17mm,…

Ưu nhược điểm cốt gỗ mịn

Ưu điểm
  • Dễ gia công, sử dụng cho các công trình đơn giản

  •  Bề mặt gỗ lớn.

  • Có độ bám sơn, vecni cao

  • Có thể sơn nhiều màu

  • Có thể tạo dáng cầu kỳ

  • Có cấu tạo đồng nhất nên khi cắt không bị sứt mẻ

  • Bề mặt rộng hơn so với gỗ tự nhiên

Nhược điểm
  • Không trạm trổ được các họa tiết lên bề mặt như gỗ tự nhiên

  • Ván mịn chất lượng thấp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người sản xuất và người dùng

  • Hạn chế về độ dày, nếu sản xuất có độ dày lớn phải ghép nhiều tấm ván lại với nhau

Ứng dụng của cốt gỗ mịn

  • Gia công phần thô đồ nội thất gia đình như giường, tủ bếp, tủ quần áo,... hay sử dụng trong các thiết kế shop thời trang, shop mỹ phẩm, shop điện thoại, spa, văn phòng,...

  • Làm lớp cốt tốt cho phủ MFC, PVC,…

3: Cốt gỗ ép

 
Cốt ép là gỗ tự nhiên loại thường: Luộc và sấy khô trong môi trường  nhiệt độ cao, 1000C- 2000C. Gỗ được xử lý hết nhựa và sấy hết nước. Sau đó nghiền mịn, trộn với keo chuyên dụng và ép gia cường với độ ép rất cao.
 
Gỗ thiết kế nội thất - Gỗ ép
Gỗ ép
 

Nguyên liệu tạo ra cốt gỗ ép

Cốt ép được tạo thành 80-85% chất liệu gỗ tự nhiên, còn lại là các chất phụ gia tăng độ kết dính cho gỗ. Lõi gỗ có thể là màu xanh hoặc trắng tùy thuộc vào nguyên nhiên liệu đầu vào.

Đặc điểm tính chất của cốt ép

  • Không bị nứt, co ngót

  • Độ cứng cao, chịu nước, chịu nhiệt khá tốt

Ưu và nhược điểm của cốt gỗ ép

Ưu điểm
  • Dễ thi công, sử dụng cho công trình đòi hỏi chất lượng cao

  • Độ bền tốt, có thể chống sước và chống nước.

  • Gía thấp so với gố tự nhiên

Nhược điểm
  • Là gỗ được ép nên vẫn nhiều chỗ vẫn sản xuất ra sản phẩm rẻ, không chống nước.

  • Một số loại ảnh hưởng đến sức khỏe

  • Không chạm trổ được những chi tiết cầu kỳ

  • Độ dày và dẻo hạn chế

Ứng dụng của gỗ cốt ép

  • Sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất, giải pháp tốt cho đồ nội thất trong nhà và ngoài trời, tấm tường, vách ngăn phòng, cửa ra vào,…

  • Tính ổn đinh và mật độ gỗ tốt có thể làm sàn gỗ.

Nhắc đến gỗ làm nội thất thường những KTS và bên thi công mới quan tâm và hiểu rõ về chất liệu từng loại gỗ. Tuy nhiên theo chúng tôi thì khách hàng cũng nên tìm hiểu qua về gỗ vì chúng sẽ giúp bạn biết được nên chọn sản phẩm nội thất có chất liệu gì để phù hợp với công việc kinh doanh cũng như không gian cửa hàng của mình. Ví dụ như khi thiết kế spa thì cần sử dụng loại gỗ có khả năng chống ẩm tốt còn khi thiết kế shop mẹ và bé thì không cần phải chọn loại gỗ có vân mà chỉ cần loại có thể sơn được nhiều màu sắc đa dạng.

Qua bài viết này sẽ phần nào giúp các bạn hiểu hơn về gỗ công nghiệp và cốt gỗ công nghiệp gồm những loại nào để các bạn dễ lựa chọn những chất liệu tốt cho nội thất nhà mình. 

Các tin khác

Gợi ý 5 mẫu thiết kế cửa hàng điện thoại nhỏ hot nhất 2023

Bạn có biết những mẫu thiết kế cửa hàng điện thoại nhỏ nào đang hot nhất hiện nay? Nếu đang có ...

Kinh nghiệm thiết kế shop quần áo giá rẻ đẹp, hiện đại

Bạn có nhu cầu thiết kế shop giá rẻ, thiết kế shop quần áo giá rẻ. Hãy liên hệ Penviet để ...

100 mẫu thiết kế tiệm vàng đẹp, sang trọng xứng đáng đầu tư năm 2023

Vàng bạc, trang sức đá quý là một trong những mặt hàng xa xỉ có giá trị đắt đỏ. Chính vì ...

Một số phong cách thiết kế spa đẹp, thu hút khách hàng

Kinh doanh dịch vụ làm đẹp hiện đang là một trong những ngành hot nhất hiện nay. Chính vì vậy, làm ...

Gợi ý cách thiết kế shop quần áo trẻ em thu hút người mua

Bạn đang muốn thiết kế shop quần áo trẻ em nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Đừng lo, hãy cùng ...

Penviet triển khai đa dạng các gói dịch vụ thiết kế nội thất phục vụ khách hàng

Nhằm hướng đến mục tiêu phục vụ đa dạng nhu cầu cũng như các nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng, ...

Những lưu ý khi thiết kế shop thời trang nhỏ

Khởi nghiệp bằng công việc kinh doanh với số vốn ít ỏi, diện tích mặt bằng hẹp khiến bạn lo lắng ...

Tiết lộ cách thiết kế shop thời trang đẹp

Bạn muốn kinh doanh một cửa hàng quần áo và sở hữu một thiết kế shop thời trang đẹp mắt mà ...

Sản phẩm bán chạy

Báo chí nói về chúng tôi

Spa mini - bài toán hóc búa với startup nhưng lời giải cực đơn giản
Tạo nền tảng kinh doanh spa vững chắc cùng những lưu ý thiết kế spa này
Đầu tư thiết kế spa để tạo nền móng vững chắc cho hoạt động kinh doanh
Khởi nghiệp với spa mini - Tưởng hóc búa nhưng lời giải cực đơn giản
Thay đổi tư duy kinh doanh với nền tảng thiết kế spa